Chat with us, powered by LiveChat

Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Cùng Cách Phòng Bệnh Tại Nhà Cái GAVN99

Bệnh Cầu Trùng Ở Gà

Bệnh cầu trùng ở gà là một căn bệnh mà hầu như rất khó tránh khỏi, đặc biệt trong ngành chăn nuôi công nghiệp. Đây không phải là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhưng nó khiến chiến kê chậm phát triển và giảm trọng lượng nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn hãy theo dõi ngay bài viết sau đây tại nhà cái GAVN99.

Bệnh cầu trùng ở gà được hiểu như thế nào?

Bệnh cầu trùng ở gà với tên khoa học là Coccidiosis Avium. Đây là một loại truyền nhiễm do ký sinh trùng Eimeria đơn bào gây nên. Trong đó, nguy hiểm nhất là hai dòng Eimeria tenella ở ruột già và Eimeria necatrix ở ruột non.

Căn bệnh dễ bùng phát nhất khi thời tiết trở nên ẩm ướt và quy mô lây lan cao. Nó chủ yếu xâm nhập qua đường tiêu hóa do chiến kê ăn phải các thực phẩm có chứa nang của cầu trùng. Từ đó gây ra hiện tượng rối loạn và làm tổn thương các tế bào thượng bì khiến chiến kê giảm trao đổi chất và khó hấp thu dinh dưỡng.

Theo thống kê mà nhà cái GAVN99 tổng hợp được thì khi mắc bệnh, chúng thường chậm lớn với tỷ lệ tử vong khoảng 20 – 30%. Bệnh cầu trùng có thể xảy ra ngay trên giống con, gà đá ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên các giống công nghiệp có khả năng mắc truyền nhiễm cao nhất.

Khái niệm cơ bản về bệnh cầu trùng ở gà
Khái niệm cơ bản về bệnh cầu trùng ở gà

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà được chia thành 2 cấp độ chính là cấp tính và mãn tính. Biểu hiện cụ thể cho từng mức độ như sau:

  • Thể cấp tính: Chiến kê thường biếng ăn và có dấu hiệu ủ rũ. Lúc đầu đi phân sẽ có màu vàng, ngả nâu đỏ hoặc trắng có bọt. Sau một khoảng thời gian thì phân sẽ lẫn với máu và có hiện tượng co giật. Từ đó khiến chúng mất sức, chân bị quỵ xuống khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.
  • Thể mãn tính: Thường xuất hiện ở các nòi kê lớn sau 3 tháng tuổi. Biểu hiện dễ thấy nhất là chán ăn hoặc ăn không tiêu, thường xuyên tiêu chảy và phân có màu nâu đen đi kèm máu. Chúng thường tiến triển chậm khiến cho niêm mạc ruột bị hư hỏng nặng nề.
  • Thể mang trùng: Dấu hiệu phát bệnh cầu trùng không rõ ràng. Chiến kê vẫn ăn uống bình thường. Nhưng đôi khi vẫn xuất hiện tình trạng tiêu chảy hoặc không. Đối với giống mái thì tỷ lệ đẻ trứng giảm đáng kể so với lúc còn khỏe mạnh.
Dấu hiệu nhận biết cơ bản cần nắm khi chăm sóc chiến kê
Dấu hiệu nhận biết cơ bản cần nắm khi chăm sóc chiến kê

Hướng dẫn điều trị bệnh cầu trùng ở gà

Một số loại kháng sinh có công dụng điều trị bệnh cầu trùng ở gà chuyên biệt được khuyến cáo chuyên dùng phổ biến nhất hiện nay. Có thể kể đến như Sulphaquinoxolone, Amprolium, Tetracyclin,…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải giữ vững các nguyên tắc điều trị quan trọng như sau:

  • Chỉ nên sử dụng 1 loại thuốc nhất định cho 1 lần dùng, không kết hợp quá nhiều loại để tránh phản tác dụng và gây ra tình trạng sốc phản vệ.
  • Thay đổi liều lượng theo từng lứa gà theo theo quý để đảm bảo an toàn.
  • Không nên dùng các loại thuốc có cùng một cơ chế tác động.
  • Dùng theo đúng liệu trình 3–3–3, 5–5–5 hoặc sử dụng liên tục trong 7 ngày.

Điều quan trọng nhất là cầm máu bằng cách bổ sung hàm lượng vitamin K cho chúng vào đúng lúc kết hợp thêm các chất điện giải hay vitamin tổng hợp để gia tăng đề kháng và giúp chúng mau khỏi bệnh. 

Đặc biệt, bạn nên tách riêng đàn kê mắc bệnh truyền nhiễm sang khu cách ly để tiện chăm sóc và sát trùng chuồng trại trong thời gian có dấu hiệu nhiễm khuẩn từ 2 đến 3 ngày cho 1 lần.

Cách phòng bệnh cầu trùng ở gà hiệu quả nhất hiện nay

Phòng bệnh cầu trùng ở gà là biện pháp hiệu quả nhất dành cho sư kê theo lời khuyên từ chuyên gia tại nhà cái GAVN99. Để tối ưu nhất, bạn cần thực hiện chặt chẽ công tác vệ sinh chuồng trại. Đặc biệt nên sử dụng vắc xin cho mọi lứa tuổi để tránh bị truyền nhiễm.

Hướng dẫn cách thức phòng bệnh cầu trùng ở gà chuẩn xác nhất
Hướng dẫn cách thức phòng bệnh cầu trùng ở gà chuẩn xác nhất

Vệ sinh không gian sống

Trước hết, bạn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ chuồng trại để có độ khô ráo và thông thoáng tốt nhất cho gà sinh hoạt. Thường xuyên lau dọn máng ăn để tiêu diệt mầm bệnh và nên thay lớp độn chuồng mới.

Với trường hợp giữ nguyên lớp độn thì bạn cần rắc một ít bột vôi để giảm thiểu vi khuẩn trước khi cho chiến kê sử dụng. Hoặc phun khử trùng định kỳ bằng các loại thuốc phổ biến như Bio-Iodine hay Han-Iodine để phân tán độc cho chuồng trại. Từ đó mang đến một môi trường sinh hoạt xanh – sạch – đẹp.

Tiêm vắc xin phòng chống

Bạn có thể sử dụng các loại Vaccine phòng bệnh cầu trùng ở gà như Han Coc, Vina Coc, Sulfacoc,… Sau đó hòa đúng tỷ lệ vào nước hoặc thức ăn với liều lượng 1g/2 lít nước hoặc 1g/1kg lương thực. 

Kết hợp thuốc uống theo đúng liều lượng

Theo chuyên gia thì sư kê nên dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ thú y liên tục trong 3 ngày kết hợp thêm Bcomplex và các chất điện giải để tăng cường đề kháng và sinh trưởng khỏe mạnh hơn.

Xem thêm: Bệnh Đậu Gà – Cách Điều Trị Đơn Giản Tại Nhà Cái GAVN99

Kết luận

Bệnh cầu trùng ở gà cũng như cách phòng ngừa hiệu quả nhất đã được nhà cái GAVN99 chia sẻ thông qua nội dung trên. Đây là một loại truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh nhưng rất dễ điều trị. Hãy theo dõi thêm các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm kiến thức hữu ích khác về mô hình chăn nuôi gà.

Comments are closed.