Bệnh gà rù còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Newcastle, tân thành gà. Do virus truyền nhiễm lây lan khắp trên cơ thể, chúng gây nên các triệu chứng như phân xanh, khó thở,… Bệnh có thời gian phát rất nhanh, nếu không phát hiện rồi chữa trị kịp thời dẫn đến tử vong cao. Hãy xem bài viết sau đây của GAVN99 tham khảo nhé.
Nguyên nhân gây nên bệnh gà rù là gì?
Theo chuyên gia, nguyên nhân gây ra bệnh gà rù chủ yếu do virus Newcastle (thuộc nhóm Avian Paramyxovirus). Cụ thể hơn, loài này có thể gây bệnh cho rất nhiều con vật như gà, ngan, ngỗng, vịt,… Và chúng xuất hiện tại các giống gà công nghiệp, vườn, kê đá, chọi.
Cho đến thời điểm này, căn bệnh trên đã tồn tại rất lâu dài và chưa có dấu hiệu bị “diệt tận gốc”. Theo thống kê, hằng năm có đến hàng triệu con vật tử vong do loại vi rút này gây nên. Con đường lây truyền dễ dàng lại còn vô cùng đa dạng.
Phân loại ban đầu của các chủng virus gây thành 4 loại như sau:
- Độc lực cao hướng về thần kinh (neurotropic velogenic)
- Độc lực cao liên quan tới cơ quan nội tạng ( viscerotropic velogenic)
- Độc lực trung bình
- Cuối cùng là mức độc lực nhẹ nhất
Biểu hiện bệnh gà rù giúp bạn nhận biết
Theo bác sĩ, thời gian ủ mầm bệnh gà rù dao động từ 3 đến 5 ngày. Thế nhưng vẫn có trường hợp diễn ra trong 1 tuần, tuỳ vào cơ địa của gà. Sẽ gồm có tiến tiến triển theo 3 thể chính: thể quá cấp tính, cấp tính và thể mạn tính. Đối với thể quá cấp tính xuất hiện tại đầu ổ dịch, đối tượng nhiễm sẽ chết trong vài giờ.
Thể quá cấp tính
Đây chính là tình trạng đáng báo động nhất khi mắc bệnh gà rù. Dưới đây tổng hợp các dấu hiệu nhận biết để người nuôi kịp thời chữa trị cho chúng:
- Trong tình trạng ủ rũ, lông bị xù
- Có khả năng lây lan cực kỳ mạnh, dễ chết chỉ sau vài giờ đồng hồ
- Ho liên tục, thở gấp, đi phân ra máu, đầu bị vẹo sang 1 bên.
- Đầu sưng phù, phần mào có màu tím ngắt
- Có triệu chứng bị thần kinh, bước chân di chuyển không vững vàng và dễ ngã.
- Giảm khả năng đẻ trứng, vỏ mềm
- Bị teo và sốt huyết buồng trứng
- Não xuất huyết
- Bị sốt cao từ nhiệt độ 42 – 43 độ C.
Thể cấp tính tại bệnh gà rù
Đối với thể cấp tính, các dấu hiệu xuất hiện tại động vật như sau:
- Đột ngột bùng phát dịch, tốc độ lây lan rất nhanh chóng
- Tỷ lệ đẻ trứng giảm mạnh, khả năng ăn không mạnh, chất lượng của trứng có dấu hiệu không tốt
- Có triệu chứng thần kinh, bước đi không vững vàng, đầu nghẹo sang một bên, mỏ không mổ trúng vào thức ăn trước mặt.
- Gà sốt cao từ 42.5 – 43 độ C
- Đi phân ngoài màu xanh, ho dữ dội, tỷ lệ chết cao đến 100%.
Thể mạn tính
Theo chuyên gia, thể trạng này chính là mức độ nhẹ nhàng nhất đối với căn bệnh này:
- Xuất hiện cuối ổ dịch với các triệu chứng rối loạn thần kinh. Thời gian trước đây chưa hề có thuốc đặc trị, cần sử dụng vaccine để phòng tránh. Người nuôi có thể tiêm vào toàn bộ các con gà có dấu hiệu được kể ở trên.
- Do bị tổn thương não nên gà có nhiều dấu hiệu rất bất thường, có thể chết do đói hoặc mổ không trúng thức ăn.
- Đối với giống đẻ trứng, tỷ lệ sản xuất sẽ bị giảm.
- Bệnh kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần.
Cách phòng bệnh gà rù chuẩn theo chuyên gia
Như đã nói, bệnh Newcastle có khả năng lây lan rất nhanh chóng. Vì vậy mà người nuôi cần phải phòng chống để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây tổng hợp cách phòng bệnh rất hiệu quả được chuyên gia chia sẻ:
- Vệ sinh trang trại thường xuyên: Làm sạch chuồng gà định kỳ, khử trùng và sát trùng các dụng cụ sử dụng lên gà. Chẳng hạn như vôi bột hoặc một số loại thuốc chuyên dụng. Đối với máng ăn nên cọ rửa thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ hành động của họ, tránh tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh.
- Sử dụng vaccine phòng bệnh: Tiêm phòng vacxin đầy đủ cho gà chính là biện pháp phòng bệnh rất hiệu quả. Đối với loại vô hoạt thường ít sử dụng do khả năng miễn dịch còn kém. Hiện nay, một vài vacxin được sử dụng phổ biến tại nước ta để phòng chống căn bệnh này vì khả năng dùng rất dễ dàng (cho uống, nhỏ mắt, nhỏ vào mũi), mang khả năng bảo hộ cho gia cầm đạt hiệu quả tối ưu.
- Thuốc bổ trợ: Trong quá trình chăm sóc, giảm thiểu tác nhân gây stress của môi trường giúp gà tăng trưởng nhanh hơn. Để hạn chế tỷ lệ FCR, bạn cần bổ sung một vài loại thuốc bổ tốt cho gà. Kể tên một số loại chuyên dùng như: Vitamin C, A, E, D, K, bổ thận Lesthionin, điện giải B Complex, …
Xem thêm: Bệnh Giun Sán Ở Gà – Phân Loại Cùng Cách Chữa Trị Top 1
Tổng kết
Bệnh gà rù có khả năng gây tử vong rất cao nếu bạn không biết cách chữa trị sớm. Với kiến thức được chia sẻ ở bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn áp dụng thành công hơn. Cho nên, nếu nhận thấy gia cầm đang nên có các dấu hiệu kể trên. Nhanh tay truy cập vào GAVN99 để đọc thêm nhiều kiến thức liên quan.
Comments are closed.